Bệnh tiểu đường là gì ?

Theo thống kê của viện dinh dưỡng quốc gia năm 2017, tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường ở nước ta đang ở mức 6% dân số. Có thể nói đây là một trong những căn bệnh mãn tính nguy hiểm nhất và đang có chiều hướng gia tăng nhanh chóng.

Bệnh tiểu đường là một loại bệnh về nội tiết do rối loạn chuyển hóa chất đường trong máu khiến cho lượng đường trong máu luôn ở mức cao.

Bạn có thể xác định xem bạn có bị tiểu đường không bằng cách đo bằng máy đo đường huyết điện tử hoặc loại cơ. Bạn nên đo lúc đói ( khi nhịn đói ít nhất 8h trước đó và phải được kiểm tra ít nhất là 2 lần):

– Nếu chỉ số đường huyết ban đo được từ 126mg/dl trở lên ( tương đương với 7.0 trở lên) thì được gọi là tiểu đường hay đái tháo đường khi đường huyết lúc đói.

– Nếu đường huyết lúc đói từ 110 (6.1) trở lên nhưng nhỏ hơn 126 mg/dl (7.0mmol/l) gọi là rối loạn đường huyết lúc đói, hay tiền đái tháo đường. Với chỉ số trên thì 40% trường hợp sẽ có nguy cơ bị đái tháo đường trong vòng 5 năm.

tiểu đường

Bệnh tiểu đường rất nguy hiểm và gây nhiều biến chứng

Thông thường, khi chúng ta ăn, các chất đường, tinh bột sẽ được cơ thể phân giải thành glucose và được máu luân chuyển đến các tế bào. Các tế bào lúc này sẽ sử dụng insulin – một loại hóc môn do tuyến tụy tiết ra- để chuyển hóa glucose thành năng lượng. Nếu tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc tế bào không sử dụng được insulin, glucose sẽ không được chuyển hóa và tích trữ lại trong cơ thể khiến cho lượng đường trong máu tăng cao. Khi cơ thể không thể hấp thụ lượng đường này nữa, một lượng lớn glucose sẽ được cơ thể thải ra ngoài thông qua đường tiểu, gây ra bệnh tiểu đường.


PHÂN LOẠI 2 DẠNG BỆNH TIỂU ĐƯỜNG: 

  • Tiểu đường tuýp 1 (type 1): Tiểu đường tuýp 1 (hay còn gọi là đái tháo đường tuýp 1) là một dạng bệnh tự miễn. Hệ thống miễn dịch trong cơ thể tấn công vào các tế bào tuyến tụy khiến cho các tế bào này không sản xuất được insulin. Insulin không được sản xuất dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao và gây ra bệnh tiểu đường. Đây là một căn bệnh không thể điều trị dứt điểm, người bệnh bắt buộc phải tiêm insulin để duy trì cuộc sống. Bệnh này thường được phát hiện ở trẻ em và người dưới 30 tuổi.
  • Tiểu đường tuýp 2 (type 2): Khác với tiểu đường tuýp 1, người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 vẫn có thể sản xuất insulin bình thường nhưng cơ thể của họ không tiếp nhận insulin. Đây là dạng tiểu đường phổ biến nhất, có đến 90% người mắc bệnh tiểu đường thuộc dạng này. Bệnh này thường được điều trị bằng thuốc uống.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

  • Di truyền: Kết quả nghiên cứu về tiểu đường type 1 của Trung tâm sức khỏe Cộng đồng Harvard cho thấy, bệnh tiểu đường type 1 hoàn toàn có khả năng di truyền và tỉ lệ này là 10% nếu như người cha bị mắc bệnh. Còn nếu cả cha và mẹ đều bị tiểu đường tuýp 1 thì tỷ lệ này tăng lên 30%. Đối với những gia đình có cha và mẹ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thì tỷ lệ còn lớn hơn (đến 75%)
  • Béo phì và lối sống ít vận động: Những người bị béo phì và có lối sống kém lành mạnh có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn người bình thường. Nếu trọng lượng cơ thể vượt quá 10% trọng lượng tiêu chuẩn thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng gấp 3 lần, khi trọng lượng vượt quá 25% thì nguy cơ mắc bệnh tăng 3,8 lần.

Ngoài ra còn một số tác nhân khác như ngủ không đủ giấc, bỏ bữa sáng, chế độ ăn uống thất thường…


TRIỆU CHỨNG ĐIỂN HÌNH CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Khi thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng này, bạn nên đi kiểm tra đường huyết ngay lập tức:

  • Ăn nhiều hơn nhưng vẫn thấy đói: Những người bị bệnh tiểu đường, đặc biệt là ở giai đoạn đầu thường ăn rất nhiều. Nguyên nhân là do cơ thể không thể chuyển hóa đường thành năng lượng. Các tế bào bị thiếu năng lượng sẽ phát tín hiệu “đói” đến hệ thần kinh, khiến cho bạn có cảm giác thèm ăn.
  • Tiểu nhiều và nhanh khát nước: Do người tiểu đường thường có lượng đường trong máu cao, để cân bằng lượng đường này, cơ thể sẽ lấy nước từ các tế bào. Các tế bào khi bị thiếu nước sẽ phát tín hiệu lên não, khiến bạn khát nước nhanh hơn bình thường. Khi bạn uống nước nhiều sẽ khiến cho lượng nước trong cơ thể tăng cao, cơ thể sẽ phải đào thải bớt lượng nước này ra ngoài, dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều.
  • Sụt cân nhanh: Khi cơ thể không thể tiếp nhận năng lượng từ glucose, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt năng lượng. Để duy trì mức năng lượng cần thiết, cơ thể sẽ phá hủy các tế bào protein từ cơ bắp để lấy năng lượng thay thế, dẫn đến tình trạng sụt cân.
  • Suy giảm thị lực: đây là triệu chứng phổ biến nhất ở những người bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu tăng cao làm cho hình dạng thấu kính mắt bị thay đổi, khiến cho mắt bị khô và giảm thị lực

Ngoài các triệu chứng trên, người bệnh tiểu đường còn xuất hiện một sô triệu chứng khác như tay chân bị cứng, mệt mỏi, nhiễm trùng da, vết thương lâu lành…


THAM KHẢO THÊM:


CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa trị dứt điểm bệnh tiểu đường. Tuy nhiên người bệnh có thể kiểm soát bệnh bằng cách uống hoặc tiêm thuốc thường xuyên kết hợp cùng lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống hợp lý.

yến mạch tiểu đường

Yến mạch giúp hỗ trợ điều trị tốt bệnh tiểu đường

Các phương pháp điều trị phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Tiêm Insulin
  • Cấy ghép tụy nhân tạo hay cấy ghép tế bào islet có sẵn
  • Sử dụng các loại thuốc tây chữa bệnh tiểu đường.
  • Phương pháp điều trị thay thế thuốc như sử dụng chế độ ăn uống và chế độ luyện tập hàng ngày.

Ngoài ra, người bệnh tiểu đường cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ đều đặn để bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh và có hướng điều trị thích hợp.

yến mạch nhật thăng

error: Content is protected !!
Gọi ngay
Bản đồ