Tiểu đường là một trong những căn bệnh mãn tính phổ biến nhất trên thế giới. Tuy chưa có phương pháp điều trị dứt điểm nhưng bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh bằng việc uống thuốc đều đặn kết hợp với chế độ vận động và ăn uống hợp lý.
Bệnh tiểu đường đang dần trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tiểu đường còn gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Để cải thiện tình trạng bệnh, bên cạnh việc uống thuốc đều đặn thì chế độ ăn cũng đóng vai trò rất quan trọng. Một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp người bệnh tăng cường sức khỏe và giảm thiểu các triệu chứng của bệnh.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một chế độ ăn hợp lý bao gồm 3 nhân tố:
- Thời điểm ăn (Ăn khi nào ?)
- Số lượng (Ăn bao nhiêu ?)
- Loại thực phẩm (Ăn cái gì ?)
ĂN KHI NÀO ?
Đối với người bị tiểu đường, sau khi ăn thường là thời điểm lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao. Để ổn định đường huyết, người bệnh nên chia 3 bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ (5-6 bữa), đồng thời chia nhỏ cả khẩu phần ăn. Việc chia nhỏ bữa sẽ giúp bạn khống chế lượng đường nạp vào trong từng bữa, tạo thời gian cho cơ thể phân giải đường từ từ thành năng lượng.
ĂN BAO NHIÊU ?
Theo ADA (Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ), nhu cầu năng lượng của người bị tiểu đường dao động từ 1550 đến 1650 calories một ngày.
Tuy nhiên, nhu cầu này có thế thay đổi tùy theo thể trạng và tính chất công việc của từng người. Để tính đúng lượng calo cần nạp vào cơ thể, người bệnh có thể sử dụng bảng tính dưới đây:
ĂN CÁI GÌ ?
Một chế độ ăn hợp lý cho người tiểu đường không những phải đảm bảo về mặt số lượng mà còn phải đảm bảo về mặt chất lượng. Tức là, người bệnh cần phải lựa chọn loại thực phẩm phù hợp để đưa vào khẩu phần ăn của mình. Sau đây là một số loại thực phẩm nên và không nên (hạn chế) đưa vào chế độ ăn của người tiểu đường:
Các thực phẩm cần hạn chế:
- Đường: Đây là nguyên nhân chính khiến lượng đường trong máu tăng nhanh. Các sản phẩm chứa đường, nhất là đường glucose và sucrose, như nước ngọt có ga, bánh, kẹo… cần được kiêng triệt để.
- Đồ uống có cồn: Những loại đồ uống có cồn chính là nguyên nhân khiến đường huyết tăng nhanh và khó kiểm soát. Không những vậy, uống nhiều rượu bia còn ảnh hưởng xấu đến chức năng thận, có thể dẫn đến các biến chứng như suy thận ở người tiểu đường.
- Gạo trắng: Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong gạo trắng có chứa hàm lượng lớn cacbonhidrat và đây cũng là loại thực phẩm có chỉ số GI cao, dễ làm tăng đường huyết. Vì vậy, bạn nên hạn chế lượng gạo trắng trong thực đơn hàng ngày.
- Thức ăn nhanh: Thức ăn nhanh thường chứa rất nhiều cholesterol, cacbonhidrat và ít các chất dinh dưỡng cần thiết. Việc thường xuyên ăn thức ăn nhanh sẽ gây tăng lượng cholesterol và đường huyết trong cơ thể, dễ dẫn đến các bệnh tim mạch, béo phì, mỡ máu…ở người tiểu đường.
THAM KHẢO THÊM:
- NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG ĂN YẾN MẠCH ĐƯỢC KHÔNG ?
- LỢI ÍCH KHI ĂN YẾN MẠCH HÀNG NGÀY
- YẾN MẠCH VÀ TIỂU ĐƯỜNG: NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Các thực phẩm cần bổ sung:
Các loại cá biển và hải sản
Các loại hải sản như cá, tôm, cua, mực có chứa nhiều omega 3 và chất đạm nên đặc biệt tốt cho việc giảm lượng cholesterol trong máu và điều hòa tim mạch. Các loại thịt này cũng không chứa nhiều cholesterol như thịt đỏ nên không làm tăng lượng mỡ trong máu.
Rau củ quả
Các loại rau củ thường chứa nhiều chất xơ và vitamin giúp giảm lượng calo nạp vào cơ thể và góp phần hỗ trợ giảm cholesterol. Các loại rau củ thường không chứa nhiều đường hay cacbonhidrat nên không làm tăng lượng đường trong máu. Trong rau củ còn chứa một số chất khoáng, giúp điều hòa đường huyết và kích thích hoạt động của insulin. Một số loại rau củ tốt cho bệnh nhân tiểu đường bao gồm bông cải xanh, cải bó xôi, củ dền, măng tây…
Dầu oliu và dầu thực vật
Dầu oliu đặc biệt tốt cho người bị tiểu đường vì có chứa nhiều chất béo không bão hoà Omega 3, nhờ vậy không làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể. Ngoài dầu oliu thì các loại dầu thực vật khác cũng rất phù hợp với người tiểu đường.
Các loại ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt bao gồm một số loại hạt như hạt kê, yến mạch, diêm mạch, gạo lứt, ngô, gạo tím… và một số loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành… Người bệnh tiểu đường có thể giảm hàm lượng tinh bột trong khẩu phần ăn bằng cách thay cơm trắng, bánh mì trắng bằng các loại ngũ cốc như gạo lứt, yến mạch… Những loại ngũ cốc này không chỉ có hàm lượng dinh dưỡng cao mà còn chứa rất nhiều chất xơ và các chất khoáng như sắt, kẽm, canxi… giúp điều hòa hoạt động của các bộ phận trong cơ thể và tăng cường sức đề kháng.
Yến mạch cũng là một loại thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường rất tốt.
Đặc biệt là yến mạch, loại thực phẩm được mệnh danh là “thực phẩm vàng cho sức khỏe”. Trong yến mạch có chứa nhiều cacbonhidrat tốt và giàu chất xơ hòa tan, giúp bạn no nhanh, no lâu hơn nhưng vẫn không làm tăng đường huyết đột ngột như các loại tinh bột khác. Không chỉ giúp điều hòa đường huyết, yến mạch còn cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng và vitamin cho cơ thể. Lượng protein dồi dào trong yến mạch giúp bạn tăng cường sức khỏe, giảm cân và trên hết đây là nguồn protein thực vật cực kì tốt, không chứa cholesterol gây hại cho tim mạch. Ăn yến mạch thường xuyên giúp bạn bồi bổ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch và phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường như tim mạch, béo phì, đột quỵ…
Bánh ăn kiêng yến mạch FINE – Món ăn vặt lành mạnh cho người tiểu đường
Bánh ăn kiêng Fine được làm từ yến mạch nguyên chất, đường Isomalt, sữa đặc không đường, gạo lứt, mè đen,… rất giàu giá trị dinh dưỡng và giàu chất xơ. Đặc biệt bánh ăn kiêng yến mạch Fine hoàn toàn không sử dụng đường mía, rất thích hợp cho những người muốn ăn kiêng và giảm cân.
Bánh ăn kiêng Fine được đóng thành từng gói nhỏ trong hộp giấy, rất tiện lợi khi sử dụng và bảo quản. Không chỉ tốt cho sức khỏe, bánh còn có mùi vị thơm ngon từ yến mạch. Bạn có thể sử dụng bánh cùng với sữa tươi không đường như một bữa ăn phụ cho người tiểu đường.